Phân Loại Mũ Bảo Hiểm – Mũ nào dùng xe gì?



0:00 – 0:09 Giới thiệu
0:10 – 2:21 Mũ Fullface
2:22 – 3:41 Mũ Lật Hàm
3:42 – 4:42 Mũ 3 Phần 4
4:43 – 5:23 Mũ Nửa Đầu
5:24 – 6:40 Mũ Dualsport – ADV
6:41 Mũ Cào Cào Kính Rời

Nhà cái Fi88 tặng thêm 100% cho lần gửi tiền đầu tiên lên đến 2 triệu đồng!
👉 Nạp lại mỗi ngày lên đến 5% siêu hấp dẫn lên tới 6000k!

Mũ fullface
Fullface dịch thẳng ra là che hoàn toàn khuôn mặt. Mũ fullface che kín hoàn toàn đỉnh đầu, gáy, hai bên tai và tất nhiên là khuôn mặt của bạn, bao gồm cả phần cằm. Phần che cằm này mới là cái quan trọng của mũ fullface. Trong 45% các vụ tai nạn giao thông thì phần cằm luôn bị tổn thương.
Mũ fullface nhìn có vẻ giống nhau, nhưng thực sự có khá nhiều thiết kế, tùy vào loại xe mà bạn sử dụng. Lợi ích rõ ràng của việc sử dụng mũ fullface, đó là bảo vệ toàn bộ các bộ phận của mặt và đầu, tuy nhiên bạn sẽ phải hy sinh phần lớn sự thoải mái khi đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Với cái nón bịt kín thì sức nóng phát ra từ mặt không thoát đi được, ngoài ra một số người cảm thấy ngộp thở khi đội mũ fullface.

Mũ Lật Hàm – Flip up
Mũ lật hàm nhìn bên ngoài thì y chang như cái mũ fullface vừa nãy, mà thực tế là chức năng của nó cũng y chang, chỉ khác ở chỗ phần hàm có thể lật lên. Tuy là phần hàm lật lên được nhưng mà bạn không nên chạy xe ở cái tư thế này, vì phần hàm lật lên sẽ bị gió quật, làm mỏi cổ, và khá nguy hiểm. Phần hàm có thể lật lên này chủ yếu sử dụng khi bạn dừng nghỉ dọc đường, khi nói chuyện với người khác, hoặc khi hút thuốc. Mũ lật hàm rất phổ biến với những bạn chạy ADV, tourer cruiser, nên đa số các mũ lật hàm được thiết kế cho tư thế lái thẳng đứng. Mũ lật hàm thiết kế cho sport bike thì khá hiếm, nhưng vẫn có nếu bạn chịu khó tìm.
Một điểm bạn cần chú ý là mũ lật hàm sẽ kém an toàn hơn mũ fullface ở phần hàm có thể lật lên này. Cơ chế lật đòi hỏi phần vỏ mũ phải có đường cắt ở đây, so với mũ fullface là một khối liền lạc. Đường cắt này làm giảm phần nào độ an toàn của mũ. Tuy nhiên, so với mũ ¾ thì vẫn an toàn hơn rất nhiều.

Mũ 3 Phần 4
Mũ ¾ tên là mũ ¾ tại vì, nó che ¾ cái đầu của bạn, đỉnh đầu, gáy, và 2 bên tai. Phía trước không có gì, không có luôn thanh che cằm. Hẳn ai cũng từng một lần dùng qua mũ ¾ rồi. Và mũ này đặc biệt hợp với những bạn chơi xe phong cách classic, cafe racer, quá đẹp khi dùng chung với mắt kính. Về tính an toàn, thì mình nghĩ là mũ ¾ an toàn ngang với mũ fullface, ở những chỗ được che. Dĩ nhiên mũ ¾ không bảo vệ tốt phần mặt, tuy nhiên Mũ ¾ cũng khá tiện lợi, có thể bỏ vừa một số cốp xe tay ga, và gần đây được tích hợp thêm kính chắn gió, kính chống chói, và đặc biệt là không bị ngộp như mũ fullface. Tùy vào mục đích sử dụng, mà bạn có thể chọn mũ ¾ hoặc mũ fullface mỗi lần leo lên xe.

Mũ nửa đầu
Cái tên của mũ đã đủ giải thích về tính năng căn bản rồi. Căn bản mũ che từ tai trở lên, và từ tai trở xuống thì không có cái gì hết. Hẳn 90% dân số VN đang dùng loại mũ này, và tại vì ưu điểm của nó là rẻ, nhẹ, dễ sử dụng, dễ mua ở đâu cũng có. Ưu điểm rẻ và nhẹ cũng đồng thời là khuyết điểm, tịa vì nhà sản xuất phải làm nón mỏng đi rất nhiều, mới có giá thành 100k/cái

Mũ dualsport – còn được gọi bằng nhiều cái tên như mũ ADV, mũ cào cào, mũ enduro
Đối với những bạn chạy ADV, cào cào và ngoài đường nhựa quốc lộ ra, thì bạn còn hay khám phá những cung đường đất đường làng hoặc đường rừng. Mũ dualsport thực chất cũng là mũ fulflace, nhưng thiết kế cho cái mục đích sử dụng mình vừa nói. Phần hàm nhô ra xa để dễ thở hơn. Tích hợp mũi che nắng và gạt cành cây khi đi những chỗ rậm rạp. Góc nhìn rộng hơn để quan sát xung quanh và dùng chung với goggle khi cần. Vì kính chắn gió, vẫn khá là ngộp khi dùng để đi địa hình. Chạy địa hình sẽ dùng sức nhiều hơn so với chạy quốc lộ, cho nên bạn cũng sẽ cần thở nhiều hơn. Đẩy kính chắn gió lên và đeo goggle vào để tăng lượng không khí lưu thông vào trong, đồng thời vẫn bảo vệ được mắt. Quay trở lại đường quốc lộ, tháo goggle và sụp kính xuống, sử dụng như mũ fullface thông thường. Thậm chí bạn có thể tháo hẳn kính chắn gió ra, và sử dụng nón kèm goggle như là mũ cào cào chuyên nghiệp.

Mũ cào cào kính rời
Nếu nhưng tour của bạn rất ít đi đường quốc lộ, hoặc bạn chỉ muốn sử dụnng goggle và không cần kính chắn gió, thì bạn nên chọn mũ cào cào kính rời luôn. Mũ kính rời có mũi che nắng dài hơn, cằm nhô ra xa hơn mũ ADV để thêm nhiều không khí vô mũ hơn nữa. Là mũ sử dụng chủ yếu trong các cuộc thi đấu thể thao, nên mũ được làm nhẹ hết mức có thể. Cần lưu ý là chạy địa hình thì tốc độ khoogn thể nào nhanh bằng chạy quốc lộ, nên mũ cào cào chỉ thiết kế để chịu va đập ở tốc độ thấp. Sử dụng mũ cào cào đi quốc lộ tốc độ cao bị gió quật và cũng không an toàn mấy.

Nhà cái Fi88 tặng thêm 100% cho lần gửi tiền đầu tiên lên đến 2 triệu đồng!
👉 Nạp lại mỗi ngày lên đến 5% siêu hấp dẫn lên tới 6000k!

Địa chỉ cửa hàng: B2-00.01 Sarimi, Sala, 72 Nguyễn Cơ Thạch, Quận 2, HCM
Website:
Facebook:
Instagram:

phân loại mũ bảo hiểm, công dụng của mũ bảo hiểm, tính năng mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm xe máy, mũ bảo hiểm adv, mũ bảo hiểm fullface, mũ bảo hiểm lật hàm, mũ bảo hiểm cào cào, đội mũ bảo hiểm đúng cách, đội mũ bảo hiểm để làm gì, tác dụng của mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm

Xem Thêm Bài Viết Về Xe Khác: https://missionreadyat-6.com/xe

Nguồn: https://missionreadyat-6.com/

Leave a Reply